Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung;
- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
LUẬT SƯ TƯ VẤN:
I.  Điều kiện xin gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Người nước ngoài muốn gia hạn giấy phép lao động tại Việt Nam bắt buộc phải có đủ một trong hai điều kiện sau đây:
-  Người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhận, nhưng người lao động Việt Nam chưa thay thế được và người nước ngoài đó không bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 84 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung;
-  Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 mà các công việc đòi hỏi quá 36 (ba mươi sáu) tháng.
Lưu ý: Điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008, bao gồm các đối tượng: Thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế và Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
II. Hồ sơ đề nghị Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.
1. Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, bao gồm:
- Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế, họ tên những người Việt Nam đã và đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài;
- Bản sao hợp đồng lao động (có xác nhận của người sử dụng lao động);
- Giấy phép lao động đã được cấp (Bản gốc)
2. Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008, bao gồm:
- Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của đối tác phía Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Bản sao hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
- Giấy phép lao động đã được cấp.
Lưu ý: Điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008, bao gồm các đối tượng: Thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế và Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
III. Yêu cầu đối với hồ sơ:
1. Hồ sơ khai bằng tiếng Việt Nam hoặc 02 thứ tiếng (Tiếng Việt và tiếng nước ngoài). Trường hợp chỉ khai bằng một thứ tiếng nước ngoài thỉ phải dịch ra tiếng Việt Nam;
2. Mỗi người lao động làm 02 Bộ hồ sơ:
- 01 Bộ hồ sơ nộp cho  Sở lao động Tương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi mà đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở;
- 01 Bộ hồ sơ lưu tại Đơn vị sử dụng lao động.
III. Thời gian
1. Trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động tại  Sở Lao động Thương Binh và Xã hội.
2. Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài làm tại Việt Nam hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.
3. Thời hạn gia hạn tối đa cho mỗi lần gia hạn là 36 (ba mươi sáu) tháng.
IV. Địa điểm nộp hồ sơ
Người lao động, đơn vị sử dụng lao động trực tiếp nộp hồ sơ Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh, thành phố mà đơn vị sử dụng lao động có trụ sở chính.
Liên Hệ với chúng tôi
Mọi vướng mắc cho từng trường hợp cụ thể của người lao động nước ngoài tại Việt Nam, người lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ liên lạc ghi trên website này. Chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ và đưa ra những ý kiến tư vấn tốt nhất.

Chia sẻ bài viết ^^
Other post

Tất cả bình luận [ 0 ]


Viết bình luận